VAI TRÒ CỦA SẮT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
VAI TRÒ CỦA SẮT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

1. Vai trò của chất sắt

Sắt tham gia tạo nên hemoglobin để vận chuyển ôxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ. Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzym. Đặc biệt, trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích. Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzym hệ miễn dịch.

Việc bổ sung sắt trước khi mang thai có vai trò quan trọng, nó giúp cải thiện dự trữ sắt, giảm đáng kể nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai và đem lại kết quả tốt hơn cho thai nghén. Để đảm bảo đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ phải có lượng sắt dự trữ, ít nhất là 300 mg trước khi mang thai.

Các phương pháp bổ sung sắt trước khi mang thai: dùng thực phẩm có bổ sung sắt; sử dụng các chế phẩm sắt; tăng cường các thực phẩm giàu sắt: sắt trong thực phẩm được chứa chủ yếu ở các loại rau (như rau ngót, rau muống), thịt nạc (thịt bò, thịt trâu) và cá biển, trong đó loại sắt từ thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần, sự có mặt của thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu của loại sắt trong rau và ngược lại

Vai trò của chất sắt đối với phụ nữ mang thai 2

Tuy nhiên, những trường hợp uống nhầm một lượng lớn sắt có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt. Các trường hợp bù sắt vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể trước khi mang thai có thể gây tăng nồng độ sắt tự do trong máu, thừa dự trữ sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Như vậy, để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung sắt dự phòng, các xét nghiệm đánh giá dự trữ sắt trong cơ thể (nồng độ ferritin, transferin) nên được tiến hành định kỳ trong quá trình điều trị.

2. Vì sao phải bổ sung sắt trước khi mang thai

Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể bởi sắt là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu), tham gia vào quá trình cấu tạo thành myoglobin (sắc tố hô hấp của cơ) cũng như nhiều enzyme khác và đặc biệt là tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Do đó trước khi mang thai phụ nữ phải bổ sung nhiều sắt cho cơ thể vì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường để có thể nuôi cả 2 mẹ con.

Thiếu sắt không chỉ gây nguy hại cho mẹ mà nó còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Thiếu sắt làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống dây thần kinh ( nứt đốt sống, thai vô sọ…), cân nặng lúc sinh thấp, suy dinh dưỡng bào thai…

Khi thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng bà bầu bị thiếu máu, khiến cho cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, hoa mắt, dễ sảy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết khi sinh, thậm chí có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

3. Những loại thực phẩm giàu chất sắt

Nếu chỉ bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt sẽ không thể làm tăng lượng hồng cầu trong máu. Như vậy, phải kết hợp giữa sắt và protein, đặc biệt là protein động vật, mới làm tăng khả năng hấp thụ sắt. Vì vậy, trong bữa ăn nên có các loại thịt đỏ, thịt gà và cá.

Nếu bạn ăn chay thì cần ăn nhiều các loại rau lá xanh như cải chíp, cải làn, bạc hà... Đậu nành, bánh mỳ làm từ bột mỳ nguyên cám, ngũ cốc bổ sung sắt, khoai tây, nho khô, mận khô và đậu lăng, đậu Hà Lan... đều rất giàu chất sắt.

Các loại quả giàu chất sắt gồm: quả lựu, mơ (đặc biệt là mơ khô, mứt mơ), mận, chuối và nho đen. Vitamin C có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ chất sắt trong thực phẩm vì thế nên uống thêm nước cam để phòng chứng thiếu máu.

Trà, cà phê, cola và các loại đồ uống có ga sẽ "cản" sự hấp thu chất sắt vào cơ thể vì vậy nên giảm dần và loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn hằng ngày.

 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh