UỐNG NƯỚC LIÊN TỤC NHƯNG VẪN KHÁT, CẨN THẬN KẺO MẮC 6 BỆNH SAU
UỐNG NƯỚC LIÊN TỤC NHƯNG VẪN KHÁT, CẨN THẬN KẺO MẮC 6 BỆNH SAU

1. Thiếu máu

Khát nước bất thường cũng có thể do thiếu máu nặng gây ra. Bởi tình trạng thiếu máu nặng gây mất quá nhiều hồng cầu đồng thời cũng làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể, gây ra tình trạng khát nước liên tục.

Ngoài khát nước thường xuyên thì bạn cũng có thể nhận biết thiếu máu qua các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, nhức đầu, tim đập nhanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt...

Bạn có thể bị thiếu máu khi cơ thể đột ngột mất máu như đến kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu quá nhiều. Khi cơ thể bị mất nhiều tế bào hồng cầu nhanh hơn thời gian chúng được tái tạo, chúng sẽ bù đắp cho sự mất mát chất lỏng bằng cách kích hoạt cơn khát. Yêu cầu bạn phải bù nước cho cơ thể.

2. Huyết áp thấp

Khi tuyến thượng thận hoạt động kém hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp và gây khát. Do khi huyết áp giảm, cơ thể bạn sẽ nhận được một tín hiệu từ não yêu cầu nạp thêm chất lỏng vào người.

Bởi việc bổ sung thêm nước vào máu là cách giúp huyết áp tăng lên. Triệu chứng kèm theo nếu bị huyết áp thấp là hay mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó tập trung... Do đó, nếu bạn hay bị khát nước bất thường lại kèm các triệu chứng trên thì nên đi khám ngay nhé.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, chứng căng thẳng mãn tính cũng ảnh hưởng đến chức năng của tuyến thượng thận, gây ra huyết áp thấp. Điều này có thể gây chóng mặt, trầm cảm, lo âu và cảm giác khát cực độ.

3Đái tháo đường

Khát nước là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường

Khát nước là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường

Kimbre Zahn, bác sĩ y khoa gia đình và thể thao tại Đại học Indiana, cho biết tình trạng khát nước quá mức có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường.

Vì bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó kiểm soát mức glucose (đường) trong máu nên thận sản xuất ra nước tiểu nhiều hơn để hạn chế dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.

4. Bệnh đái tháo nhạt

Tuy tên gọi hơi giống nhau nhưng đái tháo nhạt và đái tháo đường là 2 bệnh không liên quan. Đái tháo nhạt là bệnh gây ra do thận không thể giữ được nước. Mặc dù lượng chất lỏng trong cơ thể giảm đi, thận vẫn tiếp tục sản xuất ra một lượng lớn nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất nước. Do đó, cho dù bạn uống bao nhiêu nước thì tình trạng khát nước vẫn cứ tăng.

Triệu chứng kèm theo bệnh đái tháo nhạt là bạn đi tiểu rất thường xuyên, lượng nước tiểu thải ra gần như tương đương với lượng nước bạn vừa uống vào. Ngoài ra, bạn cũng gặp tình trạng mất ngủ khổ sở do phải tiểu đêm thường xuyên.

5Hormone bị mất cân bằng

Gặp trong tình huống nồng độ của hoóc-môn tuyến giáp cao, tình trạng này được gọi là cường giáp (kèm run tay, bướu cổ, lồi mắt, tim đập nhanh…), hoặc gặp trong Hội chứng Cushing là tình trạng cường chức năng vỏ thượng thận tiên phát (do u hoặc cường sản) gây tăng tiết quá nhiều glucocorticoid. Còn nếu do u hoặc cường tiết ACTH của thùy trước tuyến yên gọi là bệnh Cushing (biểu hiện kèm béo phì, rậm lông, rạn da, sạm da, tăng huyết áp…).

6Khô miệng

Khát nước cũng là một trong những biểu hiện của chứng khô miệng. Khô miệng tuy không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Để khắc phục tạm thời tình trạng khô miệng thì bạn có thể uống ngụm nước nhỏ thường xuyên. Hoặc thỉnh thoảng bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, về lâu dài thì bạn nên đi khám để chữa trị hiệu quả hơn.

Ngoài ra, khát nước còn là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như: Suy tim, gan, hoặc suy thận, nhiễm trùng huyết...

Bạn nên đi khám bác sĩ khi nào?

- Tiểu nhiều: đi tiểu hơn 3 lít/ngày với người lớn (và hơn 2 lít/ngày với trẻ em).

Nếu đi tiểu liên tục, bạn nên đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời

Nếu đi tiểu liên tục, bạn nên đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời

- Khát quá nhiều và liên tục không giải thích được

- Khát tăng được đi kèm với các triệu chứng khác như thị lực mờ, mệt mỏi, sụt cân…

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh