Thức đêm là nguyên nhân gây hại cho gan và sức khỏe bản thân. Bởi vì hormone vỏ thượng thận và hormone tăng trưởng đều tiết ra vào ban đêm khi con người chìm vào giấc ngủ. Hormone vỏ thượng thận tiết ra vào lúc sáng sớm trước khi bình minh, có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất đường trong cơ thể, đảm bảo cơ thịt phát triển; Hormone tăng trưởng sau khi ngủ mới sản sinh ra, vừa thúc đẩy tăng trưởng ở thanh thiếu niên mà cũng kéo dài quá trình lão hóa ở người già. Vì vậy thời gian ngủ tốt nhất trong ngày là buổi tối từ 10 giờ đến sáng sớm lúc 6 giờ.
- Từ 11 giờ đến 1 giờ khuya mỗi ngày là thời điểm gan bắt đầu lọc và đào thải các chất độc trong cơ thể.
- Thời điểm từ 1 – 3 giờ sáng là lúc bạn cần ngủ say để gan có thể thanh lọc cơ thể tốt nhất.
- Từ 3 – 5 giờ sáng, gan sẽ hoàn thành quá trình thanh lọc và nghỉ ngơi.
- 5 – 7 giờ sáng là thời điểm vàng để thức dậy và vệ sinh cá nhân để thải độc tố ra bên ngoài.
Vì đồng hồ sinh học của cơ thể ấn định như vậy nên nếu bạn thức quá khuya hay dậy quá trễ đều gây hại đến việc thải độc và nghỉ ngơi của gan.
Đối với những người bắt buộc phải thức đêm và cảm thấy mệt mỏi cũng không nên đi ngủ ngay rồi lại dậy làm việc, như vậy giống như cỗ máy đột nhiên mở lên rồi lại đột nhiên tắt đi, điều này không hề đem lại ảnh hưởng tốt đối với cơ thể. Những lúc như vậy phải làm xong hết mọi việc rồi mới ngủ. Nếu buồn ngủ mà công việc chưa xong nên uống cafe hoặc nước trà hay những đồ uống có tính kích thích nhất định để tinh thần tỉnh táo, nhưng phải chú ý uống với nước nóng, không được đặc quá để tránh tổn thương dạ dày. Khi thức đêm, đại não cần lượng lớn khí oxy, do đó nên nhớ tăng cường hít thở thật sâu. Bằng cách đó, chúng ta có thể làm cho cơ thể của mình có giai đoạn hồi phục và tăng cường khả năng miễn dịch.
Linh Nguyễn