THIẾU CANXI CÓ THỂ GÂY NGỪNG TIM
THIẾU CANXI CÓ THỂ GÂY NGỪNG TIM

Canxi có vai trò quan trọng đối với xương, cơ bắp và dây thần kinh. Thiếu canxi, cơ thể dễ phát triển các bệnh như loãng xương, mật độ xương thấp, nghiêm trọng hơn là bệnh tim, viêm khớp... Khoáng chất quan trọng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khỏe mạnh và cơ bắp mạnh mẽ. Nó bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn có hại gây ra nhiễm trùng và giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt canxi trầm trọng:

Co thắt cơ bắp

Đây là một trong những dấu hiệu mạnh mẽ nhất cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi. Co thắt, tiếp theo là chuột rút hoặc đau nhức luôn là một dấu hiệu cho thấy mức độ canxi trong cơ thể rất thấp.

Mất trí nhớ

Thiếu canxi trong cơ thể có thể dẫn đến mất trí nhớ do mức độ canxi trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thần kinh.

Tê, ngứa ran chân tay

Những người thiếu canxi thường đối mặt với triệu chứng tê hoặc ngứa ran ở ngón tay hay khu vực miệng. Tình trạng này là do thiếu hụt canxi làm cho dây thần kinh và cơ bắp dễ bị kích động.

Trầm cảm

Thiếu canxi ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Đây cũng là nguyên nhân liên quan đến bệnh trầm cảm và tâm trạng lo âu.

Mệt mỏi

Thiếu canxi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần mà còn tác động xấu đến thể chất con người. Những người bị thiếu hụt canxi thường cảm thấy mệt mỏi cấp tính và thường xuyên bị ốm.

Móng tay yếu và giòn

Mức canxi thấp dẫn đến sự suy yếu của móng tay. Chúng trở nên rất yếu mềm, dễ bị bong tróc và giòn.

Mất cảm giác ngon miệng

Những người bị thiếu canxi thường buồn nôn và chán ăn. Nếu bạn không cảm thấy đói thì đừng bỏ qua bởi đây là dấu hiệu cảnh báo mức canxi trong cơ thể thấp.

Theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù canxi có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng không có nghĩa cứ bổ sung càng nhiều thì càng tốt. Thừa canxi gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng như gây ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, gây quá tải cho thận, giảm chức năng thận, về lâu dài gây sỏi niệu quản, sỏi thận, canxi hóa động mạch, xơ vữa động mạch, gây mệt mỏi, kém ăn, táo bón…

Các bác sĩ khuyến cáo cách bổ sung canxi tốt nhất là qua thực phẩm. Những thực phẩm giàu canxi là sữa, các chế phẩm của sữa, mè, trứng, tép, cua đồng, rạm, đậu nành hay những chế phẩm làm từ đậu nành. Tuy nhiên, để canxi được hấp thu và sử dụng tốt, cơ thể phải có đủ vitamin D.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh