Estrogen là một nhóm các hợp chất steroid đóng vai trò hormon sinh dục nữ.
Nguồn gốc và bản chất hóa học :
Estrogen là một loại Hormon do một số cơ quan sinh dục nữ tiết ra. Đó là tế bào vỏ trong và tế bào hạt của noãn ( hay nang trứng), thể vàng (hay còn gọi là hoàng thể) và nhau thai, các thành phần này đều nằm ở buồng trứng, riêng nhau thai có ở tử cung trong thời kỳ có thai.
Và buồng trứng chính là nơi sinh sản ra nội tiết tố nữ estrogen.
Vậy nhiều câu hỏi đặt ra là sau khi mãn kinh thì estrogen sẽ sản sinh tại đâu ?
Đó là sau khi mãn kinh, chức năng sản sinh estrogen sẽ được chuyển dần cho tuyến thượng thận để sản sinh ra Androstendion và các mô mỡ để cơ thể chuyển hóa thành estrogen, duy trì các chức năng của người phụ nữ.
Estrogen tồn tại tự nhiên trong cơ thể ở 3 dạng: 17β-estradiol, estron và estriol. Trong đó 17β-estradiol là estrogen được bài tiết nhiều nhất và có tác dụng sinh học mạnh nhất. Còn estriol và estrogen yếu nhất, nó là dạng chuyển hóa của 17β-estradiol và estron.
Cả ba đều có bản chất hóa học là Steroid được tổng hợp từ Cholesterol.
Dược động học:
Estrogen trong máu lưu hành dưới 3 dạng tự do (là dạng hoạt động), dạng gắn với protein (để lưu hành trong máu), và cuối cùng là dạng liên hợp (để thải ra ngoài).
Estrogen khi đến tế bào đích ( tiếng anh: target cell) sẽ khuếch tán qua màng tế bào để đến kết hơp với thụ thể ( tiếng anh: receptor) trong bào tương (hay còn gọi là tế bào chất) thành một phức hợp. Phức hợp này sẽ đi vào nhân tế bào, gây ra 2 hiệu quả : sao chép DNA để nhân đôi tế bào và tăng tổng hợp RNA.
Sau đó Estrogen rời khỏi thụ thể và ra khỏi tế bào, thời gian lưu lại trong nhân tế bào tùy thuộc và loại estrogen – đó là hoạt tính mạnh hay yếu của mỗi loại estrogen.