MÓNG TAY DỄ GÃY: CẢNH GIÁC VỚI 10 VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ SAU
MÓNG TAY DỄ GÃY: CẢNH GIÁC VỚI 10 VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ SAU

1. Bệnh gan

Móng tay giòn có thể là một cảnh báo cho bệnh gan. Theo nghiên cứu “Thay đổi móng tay ở những người bệnh gan” được công bố trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu châu Âu cho thấy, những thay đổi về móng tay không chỉ được tìm thấy ở những bệnh nhân bị xơ gan mà còn là triệu chứng ở cả những bệnh nhân viêm gan B và viêm gan C.

2. Các rối loạn trong cơ thể

Móng tay yếu có thể là một triệu chứng biểu hiện chính của bệnh thiếu máu. Một số tình trạng rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh tuyến giáp, trạng thái nhiễm trùng trong cơ thể, các vấn đề tuần hoàn, suy gan... cũng có thể dẫn đến móng tay dễ gẫy.

3. Thiếu sắt

Móng tay giòn cũng có thể là một trong những triệu chứng nói rằng cơ thể bạn đang thiếu sắt. Nghiên cứu cho thấy rằng, các thay đổi về da, biểu mô và móng tay là những triệu chứng ở những người bị thiếu sắt mạn tính.

4. Suy giáp

Móng tay dễ gãy cũng là một triệu chứng của bệnh suy giáp

Móng tay dễ gãy cũng là một triệu chứng của bệnh suy giáp

Suy giáp là một rối loạn nội tiết làm giảm chức năng của tuyến giáp dẫn đến thiếu hụt các hormone tuyến giáp và gây ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể.

Bệnh suy giáp thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, các tác động của nó có thể ảnh hưởng đến não, tim và quá trình trao đổi chất của cơ thể… Móng tay giòn, dễ gãy là một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo của bệnh suy giáp.

5. Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất cần thiết cho sự hình thành các mô, tế bào máu và giữ cho hệ thần kinh được khỏe mạnh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến khô da, xỉn màu móng tay và khiến móng tay giòn dễ gãy hơn. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được vitamin B12, do vậy hãy ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B12 mỗi ngày.

6. Thiếu độ ẩm

Trong mùa đông, nhiều người có thói quen dùng thiết bị sưởi ấm trong nhà. Điều này vô tình làm giảm độ ẩm trong phòng và gián tiếp ảnh hưởng đến cơ thể bạn, cụ thể là làm cho cơ thể dễ bị mất nước, từ đó, móng tay bạn cùng bị gòn, dễ gẫy khi khô.

7. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Móng tay giòn cũng có thể là hậu quả của tình trạng cơ thể thiếu dinh dưỡng do có chế độ ăn uống không lành mạnh. Một số yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng này là sự thiếu hụt protein, vitamin C, axit folic, sắt, canxi và kẽm.

8. Thời kỳ mãn kinh

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ phải đối mặt với tình trạng biến động nội tiết tố. Đó chính là lý do chính đằng sau biểu hiện gẫy, bong vẩy hoặc biến dạng ở móng tay.

Một người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thường phải đối mặt với sự suy giảm estrogen - một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể. Do estrogen thấp, sự điều tiết nước bị xáo trộn, dẫn đến móng tay bị khô, bong tróc và dễ gãy.

9. Lão hóa

Khi chúng ta già đi, các móng tay có thể xuất hiện sần sùi và bị vàng do thiếu độ ẩm trong móng. Do đó, móng tay cũng bị yếu đi.

10. Căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể khiến móng tay dễ gãy hơn bình thường

Căng thẳng cũng có thể khiến móng tay dễ gãy hơn bình thường

Sự căng thẳng cực độ, thường xuyên là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của móng tay của bạn vì các dưỡng chất trong cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ tới mọi cơ quan.

Ngân Trần

Theo tạp chí Sống Khỏe

 

 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh