Mầm đậu nành - Tuyệt vời cho sắc đẹp
Một nghiên cứu được công bố của trường Đại học Washington (Mỹ) cho biết: hợp chất isoflavones có trong mầm đậu nành có tác dụng như nội tiết tố nữ nên rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe và làm đẹp.
Ngoài ra, isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh - lứa tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen. Bởi isoflavon có trong tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp duy trì các chuyển hóa trong cơ thể.
Theo PGS, TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia): Sử dụng mầm đậu nành rất tốt cho da, tóc, giúp kinh nguyệt đều đặn và giảm khô âm đạo ở phụ nữ.
|
Ảnh minh họa |
Mầm đậu nành - bổ ích cho sức khỏe
Nói về mầm đậu nành, nhiều người lo ngại về: Phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có gây nguy hiểm.
Trả lời cho câu hỏi này PGS, TS. Nguyễn Thị Lâm khằng định: “Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là estrogen thực vật hay còn gọi là phytoestrogen, không phá vỡ chứng năng nội tiết, cũng không gây nguy cơ”.
Mầm đậu nành chỉ có hại khi sử dụng không đúng đối tượng và lạm dụng quá nhiều.
Trong mầm đậu nành rất giàu dinh dưỡng, bao gồm: chất đạm, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ…
Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt là với những người có nguy cơ mỡ máu cao, những người tăng huyết áp.
Ảnh minh họa |
Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành
Được xem là “điều thần kỳ” trong “cuộc cách mạng làm đẹp” và cực kỳ tốt cho sức khỏe của chị em phụ nữ nhưng tất cả những “điều thần kỳ” đều mất đi tác dụng của nó nếu làm dụng quá mức.
Theo BS, Ths. Lê Thị Hải (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng quốc gia): Dù mầm đậu nành rất tốt nhưng đừng xem nó là một thần dược “cải lão hoàn đồng”, mà tùy tiện dùng.
Mầm đậu nành không nên sử dụng với phụ nữ có thai, phụ nữ từng bị hoặc đang mắc bệnh u xơ tử cung.
Việc sử dụng mầm đậu nành cần có liều lượng nhất định, không nên quá lạm dụng.
Tiểu Bùi
Theo tạp chí Sống Khỏe