ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN HIỆU QUẢ CHO BÉ BẰNG MẬT ONG
ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN HIỆU QUẢ CHO BÉ BẰNG MẬT ONG

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện.

Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể.

- Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn… 

- Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài…

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ:

- Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

- Có thể trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc kháng sinh, thuốc ho có codein. Ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần như nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối hoặc ngại đi đại tiện, ở tuổi mẫu giáo trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện, không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.

Công dụng của mật ong trong điều trị táo bón

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong nguyên chất có chứa khoảng 17% là nước trong thành phần của nó. Mật ong sẽ giúp ruột hoạt động tốt hơn, đồng thời giữ cho khối phân được mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, những phân tử đường fructose ở mật ong sau khi vào đến dạ dày sẽ được tự biến đổi thành glucose, do đó, dù có chứa lượng lớn axit, nhưng mật ong vẫn có thể dễ dàng được tiêu hóa kể cả ở những người có dạ dày nhạy cảm.

Mật ong dùng trong trị táo bón nên là mật ong nguyên chất, tránh mua mật ong nuôi bằng đường, mật ong thiên nhiên dùng tốt hơn trong điều trị táo bón.

4. Cách chữa táo bón cho trẻ bằng mật ong

Nước cam mật ong:

Thành phần: Cam 2 quả, mật ong nguyên chất 30ml và vỏ cam.

Thực hiện: Phần vỏ cam đã chuẩn bị xắt thành sơi  nhỏ. 2 Quả cam đem đi cắt thành nhiều miếng nhỏ (lớn hơn hạt lựu) sau đó trộn chúng với mật ong và thêm vài viên đá vào lắc như khi pha trà sữa. Đổ ra ly rồi lấy sợi cam rắc lên trên cho bé uống, giúp bé trị bệnh táo bón rất hiệu quả.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Mật ong nấu vừng đen:

Nguyên liệu: Vừng đen 20g, mật ong nguyên chất 25ml.

Cách làm: Giã vừng đen với mật ong và cho thêm 150ml nước rồi quấy đều lên, đun lửa nhỏ. Ngày ăn 2 lần và sử dụng liền trong 7 ngày.

Đậu đen nấu mật ong:

Nguyên liệu: Đậu đen 50g, mật ong nguyên chất 25ml

Cách làm: Ninh nhừ đậu đen rồi cho mật ong vào quấy đều. Ngày ăn 2 lần, ăn liền 7 ngày.

Mật ong cà rốt:

Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất 25ml; cà rốt tươi 50g.

Thực hiện: Sau khi rửa sạch từng củ cà rốt thì đem bỏ vào máy xau xay nhuyễn, tiếp đổ vào khoảng 150ml nước sạch và cho hết lượng mật ong trộn sơ rồi nấu trên lửa nhỏ. Cho bé bị táo bón ăn cháo khi còn ấm. Một ngày ăn cháo 2 lần sẽ giúp chữa táo bón hiệu quả.

Trúc Đào

Theo tạp chí Sống Khỏe

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh