CHỮA NGHIẾN RĂNG VỚI ĐẬU ĐEN
CHỮA NGHIẾN RĂNG VỚI ĐẬU ĐEN

Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh nghiến răng

Lệch lạc của các răng: Khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp với nhau thì khi ngủ do vô thức 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại có thể gây ra hiện tượng nghiến răng kéo dài.

Các yếu tố tâm lý, stress: Tâm lý luôn trong trạng thái lo lắng, hồi hộp thái quá, thần kinh căng thẳng, chịu nhiều áp lực trong công việc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nghiến răng và có thể làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm.

Chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn. Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.

Sử dụng nhiều chất kích thích: Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác. Cũng có thể gây ra tình trạng nghiến răng.

Ngoài ra, nghiến răng còn có thể do tác dụng phụ của một số thuốc gây nên như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể

Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ

Về giao tiếp: Tật nghiến răng khi ngủ khiến người ngủ cùng bạn cảm thấy khó chịu, không ngủ được.

Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.

Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: Giảm độ chắc của răng, khiến răng bị yếu, dễ bị sâu răng,…

Khiến bạn trông già hơn: Tật nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.

Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.

Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

Công dụng của đậu đen

Đậu đen từ lâu được biết đến là một loại thực phẩm có tính thanh nhiệt, giải độc và giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người.

Tại Việt Nam, đậu đen được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi và vùng đồng bằng ven biển. Đậu đen thường được dùng chế biến nhiều món ăn thông thường và đặc sản như: chè đậu đen, kem cây, cháo đậu đen, làm nhân bánh ú, bánh tét, bánh chưng, làm xôi nếp than hoặc nếp trắng, hầm với đuôi heo, đuôi bò, tuỷ bò, làm bột ngũ cốc dinh dưỡng, đậu đen xào, nấu canh, kho…

Theo Đông y, đậu đen có tính bình, ngọt và có tác dụng lợi tiểu, điều hòa khí huyết, thanh nhiệt và làm sáng mắt. Người xưa thường uống nước đậu đen nhiều để thanh nhiệt, giải độc và bổ thận.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh trong đậu đen có chứa nhiều vitamin A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng cùng với các hàm lượng axit amin cần thiết cho cơ thể. 

Đậu đen là loại thực phẩm dễ kiếm, thông dụng trong tự nhiên và có rất nhiều công dụng hữu ích. Chúng ta không nên bỏ qua loại “thuốc quý” của thiên nhiên ban tặng này. 

Chữa nghiến răng bằng đậu đen hầm muối

Đây là một bài thuốc Đông y được rất nhiều người áp dụng. Chỉ với nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiêm là hạt đậu đen và muối, người bị nghiến răng đã có thể chữa bệnh.

Cách làm rất đơn giản, bạn đọc chỉ cần đem đậu đen đãi sạch rồi cho lên bếp ninh nhừ như nấu chè và cho thêm vào đó một lượng muối vừa đủ để dễ ăn. Sau khi chế biến xong, hãy ăn hết cả cái và nước, sau khoảng 2-3 tuần, bệnh nghiến răng sẽ khỏi.

Trúc Đào

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh