CÁCH NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CƠ THỂ
CÁCH NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CƠ THỂ

1. Thực đơn thông minh và khoa học

Tất cả những gì chúng ta ăn vào bụng, hoặc sẽ phát huy tác dụng củng cố hệ đề kháng của cơ thể, hoặc cản trở hoạt động của nó. Thực đơn hợp lý cần phải giàu chất đạm, bởi cơ thể sẽ tạo ra kháng thể cần thiết từ các axit amin tiềm ẩn trong các món ăn để chống lại mối đe doạ đối với sức khoẻ. Nguồn cung cấp chất đạm trước tiên là thịt. Song sẽ rất tốt, nếu thay thế, cho dù một phần – bằng các loại cá, đậu đỗ, những thực vật có củ. Trong thực đơn hàng ngày cũng không thể thiếu các vitamin và các vi khoáng. Trái lại cần hạn chế số lượng hydrat – cácbon (bánh ngọt, vốn kìm hãm hoạt động của hệ đề kháng), hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật (thịt mỡ, mỡ lợn…). Chúng làm gia tăng nồng độ cholesteron và triglicerit trong máu. Những hợp chất đó càng nhiều, năng lực tiêu diệt vi trùng của bạch cầu càng thấp.

2. Dùng chất béo “tốt bụng”

Những chất béo “tốt bụng”, tức chất béo có nguồn gốc thực vật là omega-3 cung cấp cho cơ thể vật liệu cần thiết để sản xuất các hoóc môn chống viêm nhiễm, có tên là eikozanoidy. Những hợp chất này đóng vai trò “gợi ý” những việc, hệ miễn dịch cần làm, tức hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Dầu hạt cải, dầu oliu được xếp vào loại chất béo tốt nhất. Một số loại cá biển (cá hồi, cá sácdin, cá ngừ) rất giàu axit béo omega-3, ngoài ra omega-3 còn có trong hạt bí ngô, hạt dẻ...

3. Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ

Cố gắng ăn chậm, nhai kỹ. Nếu ăn quá nhanh, cơ thể không tiết đủ men tiêu hoá, thức ăn sẽ không thể tiêu hoá tốt. Hậu quả, nhiều thành phần dưỡng chất không được cơ thể hấp thụ. Vậy nên hệ đề kháng của cơ thể có thể cũng bị thiếu chất.

4. Suy nghĩ tích cực

Các nhà khoa học khẳng định, lối sống thoải mái, vô tư, niềm vui cuộc sống có ý nghĩa cực lớn đối với phong độ hệ đề kháng của cơ thể. Những cá nhân có thái độ lạc quan, tích cực đối với cuộc sống rất hiếm khi mắc các bệnh lây nhiễm, có sức khoẻ tốt hơn và tuổi thọ cao hơn.

5. Chăm gặp gỡ bạn bè

Những cá nhân có mối quan hệ bạn bè rộng rãi tự xoay sở tốt hơn với trường hợp bị cảm cúm, cũng như đề kháng tốt hơn với stress. Có công trình nghiên cứu khoa học ở Mỹ đã khẳng định, hệ miễn dịch của dạng người hoạt động hiệu quả cao hơn 20% so với đối tượng sống khép mình, ít quan hệ xã hội.

6. Tăng cường dạo bộ

Hoạt động cơ bắp phát huy tác dụng cải thiện chức năng hệ miễn dịch. Những người chăm hoạt động thể chất hiếm khi ốm đau và hồi phục sức khoẻ nhanh hơn – trường hợp không may bị bệnh. Nỗ lực vừa phải sẽ có lợi nhất. Nỗ lực quá lớn làm suy yếu khả năng tự vệ. Vậy nên hãy luyện tập tuỳ theo khả năng của mình, song phải duy trì thường xuyên. Tối thiểu 3 lần/tuần. Có thể là các bài tập tại câu lạc bộ thể hình, tập thể dục hoặc đạp xe. Thậm chí chỉ cần dạo bộ tích cực. Hoạt động ngoài trời sẽ phát huy tác dụng củng cố và làm vệ sinh cơ thể. Thông qua dạo bộ, chúng ta sẽ hít – thở không khí nhiều hơn. Vậy nên sẽ có nhiều oxy hơn tiếp cận các mô và chúng sẽ được tẩy sạch hơn các chất độc hại. Điều đó sẽ góp phần tiết kiệm lao động của hệ đề kháng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy, cần phải dạo bộ hàng ngày và tối thiểu trong 30 phút. Các nhà khoa học Mỹ cũng phát hiện ra chi tiết thú vị: Việc dạo bộ 30-45 phút sẽ có tác dụng gia tăng số lượng tế bào miễn dịch. Và trạng thái này duy trì trong vài ba giờ sau thời gian đi bộ.

7. Giữ nụ cười

Nụ cười phát huy tác dụng tích cực đối với hệ miễn dịch, theo ba cách. Việc giải phóng những cảm xúc tích cực sẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng các tế bào đề kháng. Cười làm rung động cơ hoành – yếu tố kích thích lực lượng bảo vệ cơ thể hoạt động tốt hơn, nhờ thế phổi được cung cấp lượng không khí nhiều gấp ba bình thường. Khi ấy não bộ “no” oxy và bắt đầu sản xuất endorfin – những hợp chất chống viêm nhiễm tự nhiên. Vậy nên, bằng việc cười, chúng ta như được bảo vệ gấp đôi chống lại nguy cơ nhiễm bệnh.

8. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nếu làm việc liên miên không nghỉ, cơ thể mệt mỏi, sớm muộn gì bạn cũng cảm thấy hậu quả và có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào. Nỗ lực chống đỡ sẽ khiến hệ đề kháng của cơ thể càng suy yếu thêm. Bằng cách đó sẽ xuất hiện vòng tròn lẩn quẩn. Vậy nên, hãy cố gắng làm việc có kế hoạch, để mỗi ngày phải có thời gian thư giãn nhất định. Trường hợp cảm thấy rã rời sau tám giờ làm việc ở cơ quan – hãy tự thưởng cho mình giấc ngủ ngắn, ngay khi về nhà.

9. Giấc ngủ khoa học

Tình trạng thiếu ngủ làm suy yếu khả năng đề kháng của con người. Khi ấy hệ đề kháng sản xuất ít kháng thể hơn, điều đó có nghĩa: Chúng ta dễ bị lây nhiễm đủ thứ bệnh. Vậy nên mỗi ngày hay cố gắng ngủ đủ 6 – 8 tiếng (đa số cần thời gian như vậy dành cho giấc ngủ). Trường hợp khó ngủ, hoặc hay thức giữa đêm, hãy cố gắng duy trì ngủ đúng giờ và sớm hơn bình thường (giấc ngủ khoẻ nhất bắt đầu trước 22 giờ). Tránh ăn, không tập thể dục trước giờ lên giường. Bởi điều đó có thể gây khó ngủ.

10. Vượt qua stress

Hệ đề kháng của cơ thể gắn liền với hệ thần kinh. Trong những tình huống stress, cơ thể tiết ra cái gọi là hoóc môn stress, trong đó có kortyzol. Khi trạng thái stress kéo dài, có thể dẫn đến tổn thương limfocyty T và giải phóng chúng vào tuần hoàn máu, trước khi chúng đạt “tuổi” trưởng thành và hoàn chỉnh chức năng. Stress kéo dài cũng giảm thiểu khả năng mẫn cảm và tính hiệu quả của hệ đề kháng cơ thể. Tiếc rằng thực tế cuộc sống rất khó tránh stress. Trước hết không nên tự kìm nén. Hãy giãi bày tâm sự với người thân, bạn bè. Có thể chạy bộ, tập luyện thể thao – đó là cách thức hoá giải stress tuyệt vời.

11. Nói không với thuốc lá

Sẽ xuất hiện trong cơ thể các thành phần tự do, ngay khi hút thuốc. Sức mạnh tự vệ của cơ thể suy yếu thì liên tục phải vô hiệu hoá thành phần tự do. Trường hợp không thể cai nghiện, hãy cố gắng hạn chế dần số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày. Và nhất thiết phải gia tăng liều lượng các chất chống oxy hoá, nhất là vitamin C.

12. Không sử dụng rượu

Rượu huỷ diệt dự trữ vitamin trong cơ thể – nhân tố làm suy giảm chức năng của hệ đề kháng. Vì thế, mỗi ngày chỉ nên uống tối đa 50cc rượu mạnh hoặc một ly rượu vang.

13. Không ngừng rèn luyện khả năng chịu đựng của cơ thể

Việc rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể là bài tập tuyệt vời dành cho hệ đề kháng. Nhờ thế, cơ thể sẽ chịu rét và các tình huống thờ tiết thay đổi đột ngột tốt hơn. Cơ thể ít bị cảm lạnh, cảm cúm. Xin giới thiệu hai phương pháp rèn luyện đơn giản: Nhũng chân vào nước lạnh: Mùa đông xả nước lạnh vào chậu đến mắt cá chân và ngâm chân. Mỗi ngày tăng dần (tối đa không quá 6 phút/lần/ngày). Xả nước vòi hoa sen luân phiên (ấm – lạnh – ấm). Tốt nhất thực hiện vào buổi tối, trước khi đi ngủ.

14. Tiêm chủng đầy đủ

Thậm chí hệ miễn dịch khoẻ mạnh và nghiêm chỉnh cũng có thể chịu thua virus cúm. Lý do: Hệ miễn dịch của cơ thể chỉ nhanh chóng và tiêu diệt có hiệu quả những kẻ thù đã biết và quen mặt. Trong khi virus gây cúm liên tục biến đổi. Vậy nên trước khi tấn công kẻ thù, lực lượng bảo vệ cơ thể trước hết phải mất thời gian “nhận mặt”. Đó là thời gian cơ thể ngã bệnh. Một liều vaccine – sản phẩm sản xuất hàng năm từ chủng virus hung dữ nhất sẽ giảm thiểu nguy cơ ngã bệnh. Thời gian tiêm chủng cúm thích hợp là đầu mùa thu.

15. Sức mạnh từ hoa quả và thảo dược tự nhiên

Một số thảo dược phát huy tác dụng kích thích và củng cố hệ miễn dịch cơ thể. Thỉnh thoảng cần tận dụng khả năng của chúng. Nhất là vào cuối mùa thu và đầu mùa đông mỗi năm, khi chúng ta dễ bị cúm và các bệnh lây nhiễm khác. Trong các hoa quả và thảo dược tự nhiên tốt nhất với cơ thể là: Bưởi, cam, chanh, các sản phẩm chế biến từ nhân sâm và cây lô hội.

16. Bổ sung các vitamin và các thành phần vi khoáng

Trung bình cứ vài ngày cơ thể lại thay đổi 1 phần tư tổng số tế bào tự vệ, tức đội quân bạch cầu. Một số thậm chí có cuộc sống ngắn hơn, chỉ 36 giờ, sau đó sẽ bị thay thế bằng quân số mới. Để quá trình này diễn ra bình thường, cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng khác khau, nhất là một số vitamin và vi khoáng. Chúng cần có trong thực đơn hàng ngày.

Đồng. Nhờ nguyên tố vi lượng này, bạch cầu có thể tiêu diệt mọi kẻ thù của cơ thể. Đồng có nhiều trong sò huyết, đậu đỗ, lạc vừng, hạt bí đỏ, socola…

Kẽm. Với sự tham gia của kẽm trong tuỷ xương sẽ xuất hiện bạch cầu. Nguồn cung cấp kẽm là hải sản, thịt, cây có củ và nốt sần.

Vitamin A. Thiếu Vitamin A dẫn đến tình trạng giảm thiểu tuyến thượng thận và số lượng bạch cầu. Vitamin A có trong thịt (nhất là gan), bơ, sữa béo, pho ma.

Axit folic và vitamn B12. Chúng kiểm soát quá trình tạo ra bạch cầu trong tuỷ xương. Axit có trong đậu đỗ đã nấu chín, rau xanh lá nhọn, spinac… Vitamin B12 có nhiều trong các sản phẩm chế biến từ thịt, trong thịt bò nạc, trong sữa gầy và trứng gà.

Vitamin E. Hỗ trợ hệ miễn dịch trong cuộc chiến chống các thành phần tự do. Tăng cường sức mạnh hệ miễn dịch, khi dịch bệnh tấn công. Nguồn cung cấp vitamin E tốt nhất là hạt hướng dương, lạc, mầm lúa mạch, dầu thực vật, dầu cá, trứng gà.

Vitamin C. Tăng cường sức mạnh bạch cầu trong nỗ lực tiêu diệt kẻ thù của cơ thể. Các sản phẩm giàu vitamin C: Cam chanh, súp lơ xanh, bắp cải…

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh