7 NGUYÊN NHÂN DỄ GÂY MẤT NGỦ
7 NGUYÊN NHÂN DỄ GÂY MẤT NGỦ

Bạn nên biết rằng, bất kì dấu hiệu bất thường nào đi lệch với đồng hồ sinh học của cơ thể điều xuất phát từ một nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý nào đó và mất ngủ cũng tương tự như vậy. Có thể bạn cho việc ăn tối, ngủ trưa hay dùng thuốc ngủ… là những thói quen bình thường, nhưng vô tình nó lại là nguyên nhân gây mất ngủ.

1. Ăn quá no là nguyên nhân gây mất ngủ

Ăn quá no vào buổi tối cũng khiến bạn mất ngủ, vì lúc này hệ tiêu hóa cùng một số cơ quan khác phải hoạt động để tiêu hao lượng thức ăn mới vừa nạp vào.

Cách khắc phục: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn tối nhẹ và cách giờ ngủ khoảng 30 phút để thức ăn có thể tiêu hóa hoàn toàn, giúp bạn dễ đi sâu vào giấc ngủ hơn.

2. Lạm dụng thuốc ngủ

Thuốc ngủ sẽ có tác dụng nếu bạn dùng đúng thời gian, liều lượng và phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nếu bạn tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc lạm dụng mỗi khi mất ngủ sẽ gây tác dụng phụ khiến bạn mất ngủ.

Cách khắc phục: Thay thế liều thuốc ngủ bằng các liệu pháp giúp dễ ngủ khác như uống 1 ly sữa, ngâm chân vào nước ấm hoặc để nến hương dễ ngủ trong phòng... tùy từng sở thích và cơ địa của mỗi người mà lựa chọn một cách thức phù hợp

3. Ngủ trưa quá nhiều

Thói quen ngủ trưa quá 1 tiếng hay ngủ vào buổi chiều (từ 4 đến 6h) có thể khiến bạn khó ngủ về đêm hoặc giấc ngủ sẽ không sâu và dài như bình thường. Điều này, làm cho đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn “thức đêm ngủ ngày”, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hay ngáp và mất tập trung vào ban ngày.

Cách khắc phục: Điều chỉnh lại đồng hồ sinh học từ những giấc ngủ ngày, chỉ ngủ trưa trưa tầm 30 phút và tránh ngủ lúc hoàng hôn xuống. Bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục vào buổi chiều tối để cơ thể có cơ hội tiêu hao hết năng lượng ban ngày và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn.

4. Hút thuốc lá

Thuốc lá, các chất kích thích như cà phê, rượu… là nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp ở nam giới. Thực tế bạn vẫn có thể hút thuốc, đọc sách báo sau đó đi ngủ một cách bình thường. Tuy nhiên, thuốc lá sẽ khiến giấc ngủ của bạn không được ngon và sâu như khi bạn cai thuốc.

Cách khắc phục: Kiên trì cai thuốc và tránh xa các chất kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bạn.

5. Áp lực công việc

Những căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống là nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay. Đôi khi đến giờ ngủ mà bạn vẫn phải suy nghĩ về vấn đề công việc, các mối quan hệ, lịch trình của ngày mai… dẫn đến tâm lý căng thẳng, không hoàn toàn thoải mái để “chào đón” giấc ngủ.

Cách khắc phục: Do tính chất công việc mỗi người mỗi khác nhau, nên việc duy nhất bạn có thể làm là lên kế hoạch thời gian biểu hợp lý, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi. Bên cạnh cũng có thể giải tỏa áp lực bằng những sở thích cá nhân sau những giờ làm việc mệt mỏi.

6. Thói quen đi ngủ

Giống như trẻ nhỏ thường ngủ ngày và cả đêm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Chúng không thể ngủ ngon nếu thay đổi thói quen đi ngủ. Và người lớn cũng vậy, nếu bạn đang chịu đựng chứng mất ngủ hằng đêm thì có thể luyện tập thói quen đi ngủ trong nhiều ngày.

Cách khắc phục: Tự điều chỉnh giờ đi ngủ cùng một thời điểm trong nhiều ngày liên tục, từ đó hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được biện pháp này, nó đòi hỏi bạn nên tránh xa các nhân tố gây mất ngủ và kiên trì trong nhiều ngày cho đến khi chấm dứt được tình trạng mất ngủ.

7. Do bị trầm cảm

Đây là nguyên nhân gây mất ngủ do bệnh lý. Những người trầm cảm thường mệt mỏi, suy nghỉ nhiều và tâm lý luôn trong trạng thái căng thẳng nên việc mất ngủ là chuyện rất dễ hiểu.

Cách khắc phục: Tốt nhất, người thân hoặc gia đình nên đưa người bệnh đi thăm khám và hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh, người bệnh có thể giảm bớt áp lực bằng các cuộc trò chuyện, tâm sự hoặc thực hiện sở thích bản thân thay vì làm việc và suy nghĩ nhiều

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về nguyên nhân gây mất ngủ và cách khắc phục cơ bản. Để điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa; để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động chỉ vì mất ngủ.

Huỳnh Trang

 

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh