UỐNG NHIỀU: Do đi tiểu nhiều nên cơ thể mất nước nhiều bệnh nhân luôn thấy khát nước, phải uống để bổ sung, tiểu càng nhiều hiển nhiên uống càng nhiều.
ĂN NHIỀU: Do năng lượng chủ yếu được cung cấp bởi đường gluco thì cơ thể lại không hấp thụ hết được, và bị thải qua đường nước tiểu, nghĩa là cơ thể bị mất đường, làm cho người bệnh rơi vào trạng thái đói khát, ăn quá mức bình thường, nói chung đường mất qua nước tiểu càng nhiều thì phải ăn nhiều hơn, ăn nhiều thì hàm lượng đường trong máu càng cao, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng càng cao.
Biểu hiện ăn nhiều lại càng rất rõ rệt, đó là một vòng tuần hoàn đáng sợ. Trong trường hợp đó, cần phải khống chế ăn uống một cách hợp lý. Khi bệnh tiểu đường có biểu hiện ceton, cho dù hàm lượng đường trong máu và trong nước tiểu đều cao, nhưng vì xảy ra nhiễm độc acid ketonie, thì người bệnh có biểu hiện giảm ăn, giảm uống, buồn nôn, vì thế cần học cách nhận biết tình huống đặc biệt, nâng cao cảnh giác, đề phòng xảy ra trường hợp hôn mê do nhiễm độc acid ketonic.
ĐI TIỂU NHIỀU: Bệnh nhân tiểu đường đi tiểu nhiều hơn hẳn người bình thường, đó cũng là biểu hiện chung của đa số bệnh nhân tiểu đường, lượng nước tiểu thải ra trong một ngày có thể lên đến 3000 – 5000 ml, cao nhất có thể đến 10.000ml, thậm chí cao hơn. Số lần đi tiểu lên đến 20 – 30 lần, nói chung thì khi hàm lượng đường trong máu và trong nước tiểu càng cao thì đi tiểu càng nhiều, đó là vì đường trong máu, trong nước tiểu quá nhiều cơ thể không thể tận dụng được, nhất là khi tiểu cầu thận lọc ra lại không được ống thận hấp thụ lại, hình thành hiện tượng lợi tiểu mang tính chất rò thấm.
GIẢM CÂN: Lý do gầy mòn chủ yếu là do cơ thể không thể hấp thụ đủ đường gluco, gây ra tình trạng lipit, protein bị phân giải quá nhanh, tiêu hao mất khối lượng lớn, cộng thêm mất nước, làm cho cơ thể bệnh nhân gầy mòn giảm cân.
Bệnh tiểu đường có những triệu chứng không điển hình nào?
Biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường là ‘ba nhiều một giảm”, nhưng trong thực tế đời sống, thì biểu hiện của bệnh tiểu đường lại hết sức đa dạng, đôi khi chỉ có một hai dạng triệu chứng điển hình, cũng có thể xuất hiện bệnh kèm theo, bệnh nhân tiểu đường lớn tuổi, thì tiểu nhiều thường biểu hiện về đêm, có những bệnh nhân tiểu đường nhiều tuổi mỗi đêm phải đi tiểu 6 – 8 lần, có người có biểu hiện ngứa ngáy bên ngoài bộ phận sinh dục hoặc bí tiểu, ở người bệnh nam giới có thể bị viêm quy đầu, đau nhức khi tiểu, khó tiểu, sau khi chữa trị khống chế hàm lượng đường trong nước tiểu thì triệu chứng giảm bớt.
Liệt dương là một triệu chứng kèm theo thường gặp ở nam giới, ngoài ra còn có thể biểu hiện ngứa ngáy ngoài da, hoặc sần sùi ghẻ lở trên bể mặt da, và lở loét ở chân chữa mãi không lành. Đối với bệnh nhân tiểu đường chưa được khống chế thường xuất hiện triệu chứng thị lực giảm sút hoặc mù lòa, một số bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, thong manh, viêm võng mạc, lệch chiết quang.v.v…
Bệnh nhân tiểu đường trưởng thành không thuộc dạng phụ thuộc insuline, ở giai đoạn trước và giai đoạn đầu phát bệnh hay xuất hiện hạ đường máu trước khi ăn bữa trưa và bữa tối, người bệnh cảm thấy bải hoải toàn thân, vã mồ hôi, tim thảng thốt, run lẩy bẩy và rất đói, nói chung sau khi vào bữa thì các biểu hiện đó sẽ hết.
Ngoài ra nếu có biến chứng thần kinh do tiểu đường, thì hay xuất hiện triệu chứng nhức mỏi tay chân, đau âm ỉ nơi chân hoặc nơi tay, có thể đau nhói hay nóng rát, về ban đêm hoặc khi trời trở rét thì cảm giác đó tăng thêm, những triệu chứng này còn xuất hiện trước triệu chứng của bệnh tiểu đường, ở một số bệnh nhân trước khi nhức mỏi tay chân thường thấy cảm giác khác thường ở đầu ngón tay ngón chân, cụ thể là tê buốt, đau nhức hoặc nóng rát, một số bệnh nhân sau bữa ăn hoặc ban đêm có triệu chứng ỉa chảy, hoặc vừa ỉa chảy vừa bí đại tiện xen kẽ với nhau.