1. Phòng chống và điều trị ung thư
Dứa chứa nhiều các chất chống oxy hóa, giúp bạn chiến đấu chống lại các gốc tự do - nhóm các nguyên tử gây tổn thương khi tiếp xúc với màng tế bào/ADN bằng cách giữ cho các tế bào khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, dứa còn giúp hỗ trợ điều trị ung thư vì nó có tác động ức chế các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư kết tràng. Trong dứa còn có chất beta-carotene.
Theo Khoa Dinh dưỡng của Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ), beta-carotene có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt.
Trong một nghiên cứu khác, những người ăn nhiều thực phẩm chứa beta-carotene có giảm nguy cơ bị ung thư ruột già hơn những người khác.
Tuy nhiên, vẫn cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn trên người về tác dụng của nước dứa với ung thư.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Theo Mayo Clinic, dứa rất giàu chất xơ, giúp bảo vệ đường ruột ổn định. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa là loại enzyme phân hủy protein hiệu quả, đảm bảo trung hòa được lượng axit, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy...
3. Cải thiện hệ tim mạch
Nước ép dứa có khả năng cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe tim mạch và đảm bảo lưu lượng máu trong hệ thống tuần hoàn.
Ngoài ra, bromelain trong dứa làm loãng máu giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh tim mạch khác.
Chất chống ôxy hóa trong vitamin C cũng giảm nguy cơ bệnh tim bằng cách chống các gốc tự do, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hoạt động như là chống đông máu.
4. Giúp xương chắc khỏe
Dứa có nhiều mangan là chất tốt trong việc duy trì xương khỏe mạnh. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 73% lượng mangan cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Dứa giúp phát triển xương ở giai đoạn trẻ và tăng cường cho xương khoẻ mạnh ở giai đoạn khác.
Một nghiên cứu năm 1994 của Viện Linus Pauling thuộc Đại học bang Oregon ở Corvallis (Mỹ) cho biết mangan rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.
5. Tăng cường thị lực
Dứa có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, căn bệnh ảnh hưởng đế mắt ở những người cao tuổi do chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao.
Thường xuyên uống nucows ép dứa sẽ giúp bạn có một đôi mắt sáng khỏe. (Ănh minh họa) |
Ăn dứa còn giúp tăng cường bảo vệ sức khỏe răng lợi và thị lực ở mắt, nhất là đối với người bị tổn thương võng mạc, làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng đến 35 %. Thêm nữa, loại trái cây này còn chứa Beta Carotene giúp bạn có thể nhìn rõ hơn
6. Trị ho và cảm lạnh
Ảnh minh họa |
Thực chất, những lợi ích của dứa khi bạn bị cảm lạnh hay ho giống hệt như những lợi ích của nước cam. Và ngoài ra dứa còn có một lợi ích bổ sung nữa là bromelain được tìm thấy trong dứa giúp ngăn chặn ho và nới lỏng niêm dịch.
7. Chống viêm, giảm cục máu đông
Bromelain trong dứa còn giúp chống viêm nhiễm, giảm tốc độ tăng trưởng của các khối u. Ngoài ra, hợp chất này còn ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ hiệu quả cho những người có nguy cơ bị đông máu.
8. Giảm viêm khớp
Nước ép dứa giúp giảm đau viêm khớp rất hiệu quả, đặc biệt là ở người cao tuổi |
Dứa có đặc tính chống viêm, do đó thêm dứa vào chế độ ăn uống của bạn có thể làm giảm đau viêm khớp, cũng như bệnh gút và hội chứng ống cổ tay.
9. Ngăn ngừa cao huyết áp
Nước dứa ép làm giảm huyết áp do chứa đầy đủ kali và ít natri. Tỷ lệ này của kali và natri là cách tốt nhất để chống lại bệnh cao huyết áp. Một cốc nước ép dứa chứa khoảng 1 mg natri và 195 mg kali. Vì vậy, những người bị cao huyết áp nên sử dụng nước dứa thường xuyên.
10. Chữa lành sẹo mụn
Vitamin C trong dứa giúp chúng ta có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường quá trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
Chất bromelain còn có đặc tính chống viêm và giảm sưng tấy, chúng sẽ làm dịu những vết sưng tấy trên làn da của bạn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Những lưu ý khi ăn dứa:
-Vì trong dứa có một lượng nhỏ mangan, có tác dụng kích thích chuyển hóa chất béo, làm giảm cholesterol nên nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa mangan sẽ gây ngộ độc, nhất là đối với những người bị bệnh gan. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một người lớn không nên dùng quá 11 mg mangan mỗi ngày.
- Khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm giàu mangan như các loại đậu, hạt, trứng... thì không nên ăn nhiều dứa.
- Nên ăn dứa tươi hoặc ép dứa tươi để tối đa lợi ích dinh dưỡng của dứa vì nước ép dứa đóng hộp thường chứa các chất làm ngọt nhân tạo, các loại hương liệu không tốt cho sức khỏe.
- Nếu ăn dứa trực tiếp (ăn sống) thì cần cắt nhỏ miếng dứa rồi ngâm vào nước muối nhạt chừng 10 phút để loại bỏ nấm độc đồng thời ức chế enzym phân giải protein khiến người ăn không bị rát lưỡi.
- Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa. Ngoài ra, người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa
- Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây nôn nao khó chịu. Khi ăn nên gọt bỏ hết vỏ và mắt dứa.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe